CÁCH KHỬ MÙI HÔI CHÂN TRONG NHỮNG NGÀY NÓNG ẨM

Đăng bởi manager
Tháng Mười Một,
01/11/2020

Hôi chân không phải là một căn bệnh đáng sợ nhưng nó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào các tình huống “dở khóc dở cười” trong cuộc sống hằng ngày, và đôi khi nó còn gây khó chịu cho những người xung quanh bạn.

HÔI CHÂN HOÀNH HÀNH NHIỀU HƠN TRONG NHỮNG NGÀY THỜI TIẾT NÓNG ẨM.

Thời tiết nóng ẩm, khiến tuyến mồ hôi của cơ thể hoạt động mạnh hơn, nhưng lại không được hong khô kịp thời, mùi hôi cơ thể theo đó mà nhanh chóng hình thành, trong đó còn phải kể đến mùi hôi chân. Đối với những bạn đi giày thường xuyên thì mùi hôi chân càng dễ dàng xuất hiện trong môi trường bí bách.

Mùi hôi chân này không chỉ xuất hiện ở cánh mày râu mà nó còn xuất hiện ở cả nữ giới gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt.

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến nguyên nhân hôi chân:

Nguyên nhân đầu tiên chúng ta phải kể đến chính là việc đi một đôi giày từ ngày này qua ngày khác: Lượng mồ hôi tồn đọng trong đôi giày này sẽ dần tích tụ và giữ nguyên khi bạn đi nó liên tục. Việc ra mồ hôi nhiều do thời tiết cộng với môi trường bí bách, không thông thoáng, đây quả thật là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi khiến cho đôi chân của bạn nhanh chóng “bốc mùi”.

Nguyên nhân thứ hai đó chính là việc đi một đôi tất (vớ) cả tuần: Chính việc xuề xòa, ỷ y, hơn hết là việc lười giặt tất để tiết kiệm thời gian giặt giũ cũng là một nguyên nhân làm chân bạn “có mùi” đó! Trên nguyên tắc thì tất vớ được sản xuất ra để thấm hút mồ hôi do chân tiết ra và tạo sự êm ái, thoải mái cho bàn chân khi đi giày. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà lượng mồ trên tất (vớ) sẽ tồn đọng nhiều đến mức tương đương với việc bạn đi một đôi giày từ ngày này sang ngày khác. Lúc này, lượng vi khuẩn, hay nấm trên đôi tất sẽ gia tăng và khiến chân của bạn dễ bốc mùi hơn.

Nói đến nguyên nhân thứ ba thì quả thật đây là một nguyên nhân “dở khóc dở cười” – đó chính là nguyên nhân nhiều người đi giày mà không đi tất. Rất nhiều người không có thói quen đi tất, cảm thấy khó chịu khi đi tất, thậm chí ghét việc đi tất. Nhưng chính nguyên nhân này khiến chúng ta dễ dàng mắc các bệnh về chân. Như đã nói ở trên, tất (vớ) được sản xuất để thấm hút mồ hôi, nếu không mang tất thì lượng mồ hôi tiết ra được tích tụ và tồn đọng trực tiếp trên giày, từ đây khiến bạn không những mắc bệnh hôi chân mà còn dễ dàng bị nấm chân hay các bệnh viêm nhiễm về chân nguy hại.

Cuối cùng, đó chính là nguyên nhân khi chúng ta đi chung giày, tất (vớ) với người bị hôi chân: Dù có vệ sinh kỹ đến mấy nhưng bạn cũng không thể kiểm tra đảm bảo lượng vi khuẩn tồn đọng trong các kẽ, hay khe giày, tất của người bị hôi chân được làm sạch. Nếu như bạn đi chung giày, hay tất (vớ) với người bị hôi chân thì dễ dàng bị lây vi khuẩn, nấm khiến mắc các bệnh về chân. Chính vì thế bạn tuyệt đối đừng nên đi chung giày, tất (vớ) với người khác (nhất là người bị hôi chân) để tránh lây các bệnh hôi chân của họ hoặc các bệnh về chân khác.

Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến chân chúng ta “bốc mùi”, để không mắc vào những trường hợp “dở khóc dở cười”, thì chúng ta có thể sử dụng các biện pháp dưới đây để hạn chế tình trạng bị hôi chân trong thời tiết nóng ẩm:

Trước hết, việc đầu tiên cần phải làm chính là việc vệ sinh đúng cách. Chúng ta luôn nghĩ việc vệ sinh chân chỉ là việc đơn giản, dễ dàng thực hiện. Cho rằng mình đã vệ sinh chân đúng cách, nhưng không, vệ sinh chân đúng cách, chúng ta phải vệ sinh đầy đủ các bước: Rửa chân bằng xà bông diệt khuẩn, chà kỹ các kẽ chân (nơi vi khuẩn trú ngụ nhiều nhất) và cuối cùng là lau khô chân bằng vải mềm thấm nước. Hạn chế tình trạng chân ướt mà đi giày, nếu không đây quả thật là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi!

Hãy áp dụng nguyên tắc 2:1 cho giày và tất (vớ) khi mang. Nguyên tắc 2:1 này chính là không mang một đôi giày trong 2 ngày liên tục, không mang 1 đôi tất quá 1 lần. Đây là nguyên tắc tối thiểu và cực kỳ quan trọng cho bạn!

Bên cạnh đó, hãy cố gắng vệ sinh giày một tuần một lần, với một số loại giày hạn chế vệ sinh, thì bạn nên lau kỹ, phơi dưới nắng, cố gắng để cho đôi giày “thở” trong vòng 48 tiếng. Nhiệt độ và ánh sáng mặt trời có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc có trong giày.

Hãy lựa chọn cho mình những đôi tất phù hợp với giày. Nếu bạn là người luôn đi giày cả ngày thì việc lựa chọn những mẫu tất phù hợp với mình là cần thiết. Trên thị trường hiện nay có vô vàn loại tất, từ tất dài đến tất lười, từ tất ren đến tất khử mùi, khiến chúng ta rất khó lựa chọn.

Nhưng đừng nhầm lẫn, hãy cố gắng lựa chọn những mẫu tất được làm từ chất liệu cotton. Chất liệu cotton là chất liệu thấm hút cực tốt, chính vì vậy đang được lựa chọn là chất liệu chính để sản xuất tất vớ. Trên thị trường vẫn có những mẫu tất (vớ) với chất liệu cotton pha nylon, khiến nhiều người nhầm lẫn. Từ xưa nay, chất liệu Nylon là chất liệu cực nóng, gây bí hơi, và rất ít thấm hút, khiến mồ hôi không thoát ra được, gây phản tác dụng, làm mùi hôi chân trở nên nặng nề hơn.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sau: COMBO 10 ĐÔI TẤT VỚ NAM KHỬ MÙI CỔ CAO

Ngoài ra còn một số mẹo nhỏ trị mùi hôi chân bằng các phương thuốc dân gian như:

Ngâm chân trong nước trà: Bên trong trà xanh có hoạt chất Tanin có khả năng diệt khuẩn, đây được lựa chọn là một trong những thành phần có trong các sản phẩm hàng ngày như kem đánh răng, sửa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…. Ngâm chân trong nước trà ấm từ 25 – 30 phút có khả năng diệt vi khuẩn, ngăn ngừa mồ hôi chân, ngoài ra còn hạn chế tình trạng lão hóa da chân, đây chắc chắn là một tác dụng được chị em yêu thích.

Dùng vỏ bưởi khử mùi: Vỏ bưởi là một trong những loại dược liệu đang được sử dụng rộng rãi không chỉ trong Đông Y mà trong cả y học hiện đại cũng đã được ứng dụng nhiều. Đây là phần thường bị bỏ đi khi ăn bưởi nhưng nó lại có tác dụng không ngờ khử mùi đó! Hãy tận dụng vỏ bưởi bị bỏ đi bỏ vào giày và để qua đêm, bạn sẽ khá bất ngờ vì tác dụng khử mùi hiệu quả, với hương thơm dễ chịu, nhè nhẹ, sẽ giúp bạn giải quyết phần nào nỗi lo chân “có mùi”.

Một trong những biện pháp mà các bạn hay rỉ tai nhau nữa chính là sử dụng phấn rôm em bé để hút ẩm. Đây là một trong những sản phẩm khá bất ngờ khi nó được xem như là một sản phẩm dành riêng cho bé. Ngoài tác dụng điều trị hăm tã, rôm sảy cho bé trong những ngày nóng, phấn rôm còn có tác dụng hút ẩm cực tốt. Bạn chỉ việc rắc một ít phấn rôm vào trực tiếp bên trong của giày trước khi sử dụng hoặc thoa nhẹ lên chân và kẽ chân. Phấn rôm có tác dụng hút ẩm và giữ cho chân của bạn luôn khô thoáng.

Baking soda cũng là một trong thần dược trị hôi chân. Sở dĩ như vậy là nhờ vào đặc tính hút ẩm, tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, và hạn chế tiết mồ hôi chân. Việc của bạn chỉ là rắc một ít baking soda vào bên trong giày, để qua đêm và đổ phần thừa đi. Hay bạn có thể bỏ baking soda vào bên trong một túi giấy và để vào bên trong giày cũng có tác dụng khử mùi hiệu quả.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục hôi chân, A Mẫn Sài Gòn hi vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình một cách chấm dứt mùi mô hôi chân để không rơi vào những tình trạng “dở khóc dở cười”. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng A Mẫn Sài Gòn, hẹn gặp bạn trong những chia sẽ sau nhé!

>>VÌ SAO NÊN CHỌN CÁP SẠC DÂY DÙ?

Viết bình luận của bạn:
0