5 CHẤT LIỆU VẢI MAY BALO ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN NHẤT

Đăng bởi manager
Tháng Sáu,
06/06/2021

Trong lĩnh vực dệt may công nghiệp, nhất là may balo, túi xách, chất liệu vải đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi loại vải có một đặc trưng cấu tạo và ưu thế khác nhau. Tìm hiểu cụ thể về từng loại vải sẽ giúp người dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp trong quá trình sản xuất balo. Vậy, vải balo là vải gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.

Các loại vải khác nhau sẽ được phân biệt với nhau qua tỉ lệ của các thành phần cấu tạo nên nó. Từ đó mà balo hay túi xách được may từ các loại vải khác nhau cũng sẽ có những đặc tính khác nhau. Cụ thể như sau:

Vải 100% nylone (polyester)

Nylon, hay Polyester là một trong những chất liệu may balo, túi xách phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Với cấu tạo từ các loại sợi dệt tổng hợp, đặc trưng là Ethylene được chế xuất từ dầu mỏ, vải Nylon đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản khi chọn may balo: nhẹ, bền, chống thấm tốt.

Nhờ kết cấu sợi vải đan khít đặc trưng, vải Nylon hầu như không hút ẩm. Bề mặt vải được cán chất liệu PU/PVC giúp tăng cường khả năng chống thấm, chống bám bẩn và chống cháy hiệu quả. Không chỉ vậy, vải Nylon còn có tuổi thọ sử dụng cao, ít bị sờn rách, dễ tạo hình và giá thành rẻ hơn so với các loại vải khác. Màu sắc và độ dày của vải cũng đa dạng hơn rất nhiều. 

Hiện nay, ngoài balo, vải Nylon còn xuất hiện trong một số sản phẩm túi, ví thời trang khác nhau. Các loại vải Nylon thường thấy trên thị trường hiện nay bao gồm: Nylon PU, Polyester 420D PU/PVC, Polyester 600D PU/PVC, Polyester 1680D PU/PVC/EVA, Simili PVC/PU.

Vải 100% Cotton (Vải bố/ Vải Canvas)

Cotton là một trong những chất liệu thông dụng thường xuất hiện trong lĩnh vực dệt may truyền thống. Với cấu trúc sợi vải từ các loại thực vật hoặc động vật, Cotton có kiểu dệt đan xen thành các thớ ngang, có độ thưa khít tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng và quy trình sản xuất. Bề mặt vải nhìn khá thô sơ và mộc mạc. 

Ưu điểm của vải Cotton chính là chất liệu lành tính, an toàn, có độ bền đáng kể trong quá trình sử dụng. Khả năng chống thấm nước của vải Cotton được đánh giá ở tầm trung, hầu như không chống bụi bẩn và bám dính. Do đó, cần yêu cầu vệ sinh thường xuyên hơn so với vải Nylon. 

Xuong-may-tui-vai-bo-canvas-gia-re-theo-yeu-cau-tai-Hoa-Binh

Tương tự như vải Nylon, vải Cotton cũng có mức giá thành khá thấp, độ phổ biến tương đối cao. Loại vải này thường xuất hiện trong các thiết kế balo rút, balo mini, các sản phẩm quảng bá thương hiệu và các loại túi Tote thông thường. Hiện, những loại vải Cotton thường được sử dụng nhất để may balo gồm: Cotton Canvs sớ thưa và Cotton Canvas sớ nhỏ. 

Vải không dệt

Với xu thế sử dụng các loại balo trọng lượng nhẹ, độ bền cao, trong thời gian gần đây, chất liệu vải không dệt được các nhà máy sản xuất tương đối ưa chuộng. Chất liệu chính tạo nên loại vải này là các hạt nhựa tổng hợp tái chế 100% Polypropylen được sản xuất theo dạng sợi liên kết với nhau thông qua dung môi hóa chất hoặc quá trình gia công nhiệt cơ khí.

Vải không dệt có cơ chế sản xuất tái chế nên khá thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm vì có khả năng phân hủy trong tự nhiên. Chất liệu vải khá thoáng, mềm mại, có khả năng thấm hút nhanh. Cấu trúc sớ vải thưa tăng khả năng đàn hồi, thoáng khí và khá bền chắc trong quá trình sử dụng. Trọng lượng vải nhẹ, phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng. 

Không chỉ vậy, vải không dệt còn có độ lành tính cao, hầu như không gây dị ứng với con người. Tuy vậy, vải không chống thấm nước nên thường được ứng dụng trong lĩnh vực may balo hàng tiêu dùng đại trà, túi xách… và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực chế biến, sản xuất công nghiệp khác. Hiện nay, vải không dệt được phân loại và sử dụng theo định lượng từ 50 – 120gr phục vụ các nhu cầu sử dụng đa dạng.

 

Bạn có thể xem thêm: NÊN CHỌN MUA BALO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ “HỚ”?

 

Vải Simili (Vải giả da)

Nhắc tới các chất liệu vải may balo, nhất định không thể bỏ qua loại vải thông dụng nhất hiện nay – vải Simili (giả da/ Faux Leather/ Pleather). Loại vải này có cấu tạo khá phức tạp với lớp vải lót được dệt từ sợi Polyester kết hợp với lớp nhựa PVC liên kết với nhau.

Vải giả da cũng thường được xử lý nhuộm màu, dập vân và tạo hình bề mặt khá công phu nhằm mang lại thành phẩm bắt mắt và tương tự da thuộc nhất. 

 

Đặc trưng của vải Simili chính là độ bóng và màu sắc đặc trưng, dao động từ các dải màu nâu – đen và trắng. Ưu điểm của vải giả da là chống thấm nước, chống bụi bẩn và bám dính tốt. Chất liệu giả da mềm mại dễ thiết kế và chế tác theo các form dáng khác nhau. Trong quá trình sử dụng, Simili cũng khá dễ vệ sinh và làm sạch.

So với các loại vải chế tác balo khác, vải giả da có độ bền tương đối cao, ít bị sờn rách. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý bảo quản do vải dễ bị tác động nhiệt gây nổ, hỏng da. Giá thành vải Simili cũng cao hơn so với các chất liệu thông dụng khác. Có hai loại vải Simili thường được sử dụng cho lĩnh vực may mặc là Simili giá rẻ và Simili cao cấp (Da PU).

Vải lót (Lining)

Đây là loại vải thường được sử dụng cho phần bên trong của balo, có cấu trúc cơ bản gồm Polyester và vải dệt thoi. Chất liệu đặc trưng của vải lót mang lại các đặc tính cơ bản bao gồm: độ bền cao, dễ dàng nhuộm màu nên khá đa dạng về màu sắc, tính ứng dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực thời trang, từ may mặc dân dụng cho tới sản xuất balo, túi xách công nghiệp. 

Vải lót có độ mềm rủ nhất định, có khả năng chống thấm nước và chống bám bẩn cao do cấu trúc sợi khít nhau, đan dày. Vải khá mỏng và dễ tạo hình, phù hợp với quá trình tạo hình cho form dáng sản phẩm. Trên thị trường hiện nay thường lưu hành các chất liệu vải lót chính bao gồm: TC, Silver và Filament.

Nhìn chung, chất liệu vải may balo vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi chất liệu lại có những ưu thế sử dụng riêng với các đặc tính cơ bản về cấu trúc, khả năng ứng dụng và độ bền đặc trưng. Bạn nên lựa chọn cho mình những chiếc balo có chất liệu phù hợp, vừa đảm bảo được độ bền cũng như tính ứng dụng vào mục đích của bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở những chia sẻ lần sau nhé!

>>TẠI SAO NÊN CHỌN BALO THỜI TRANG?

Viết bình luận của bạn:
0